song thực tế trình độ nhân sự ngành này lại chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, đặc biệt là công cuộc “săn đầu người” cho các vị trí kế toán trưởng và giám đốc tài chính của các Công ty, tập đoàn lớn vẫn rất khó khăn do thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, các sinh viên chưa tự tin khi thực hiện các công việc tại các doanh nghiệp. Đó cũng là lý do có sự đào tạo ồ ạt nghề nghiệp kế toán trong thời gian gần đây.

Thực trạng cho thấy, phần đông các doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng kế toán đòi hỏi sinh viên phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm, tuy nhiên các doanh nghiệp đã đưa ra ý kiến chung rằng: “sinh viên ngành kế toán sau tốt nghiệp 5 năm đầu tiên là học việc”, nhiều kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, tính thực hành – thực tế trong công việc của sinh viên còn yếu.

Chính vì vậy, đã đặt ra cho tôi một giảng viên chuyên ngành kế toán khoa kinh tế trường cao đẳng Sơn La trong vấn đề giảng dạy các môn học liên quan đến chuyên ngành kế toán: “Làm sao nâng cao kĩ năng thực hành, thực tế cho sinh viên trong từng môn học” luôn là vấn đề tôi trăn trở.

2. Tồn tại

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại một số doanh nghiệp và thực trạng đào tạo kế toán tại các cơ sở, các doanh nghiệp đã phản ánh một số vấn đề như sau:

Đào tạo tại các cơ sở chỉ mang nặng về lý thuyết mà chưa gắn với thực hành nghề nghiệp. SV mới tốt nghiệp khi được tuyển dụng gần như rất yếu các kỹ năng thực hành nghề nghiệp kế toán.

Thiếu kỹ năng giải trình số liệu với cơ quan quản lý, sinh viên sau tốt nghiệp chỉ biết thực hiện công việc mà không có khả năng giải trình số liệu khi có kiểm tra.

Kỹ năng cập nhật kiến thức văn bản pháp luật rất yếu. Hầu như làm theo suy luận, kinh nghiệm đã dẫn đến việc sai phạm theo quy định hiện hành. Trong khi, người làm kế toán đòi hỏi tính tuân thủ pháp luật cao. Đó là kết quả của hơn 90% các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kiểm tra có vấn đề.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã đề ra yêu cầu sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành kế toán, cần có những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:

(1) Yêu cầu kiến thức lý thuyết.

(2) Tính thực hành trong nghề nghiệp kế toán.

(3) Các kỹ năng khác:

+ Tin học.

+ Ngoại ngữ.

+ Kỹ năng tìm kiếm văn bản pháp luật.

(4) Kỹ năng mềm trong giao tiếp và kỹ năng nghề nghiệp kế toán.

3. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan: Hạn chế lớn nhất ở sinh viên khi tham gia với môi trường làm việc là vấn đề lập kế hoạch, thâm nhập thực tế hoạt động của ngành nghề, công việc; tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị; sử dụng, ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế môi trường công việc, và yếu kỹ năng mềm, từ viết email, dùng máy tính, máy photocopy.

-  Nguyên nhân khách quan: Trong các nguyên nhân khách quan làm sinh viên chưa thích ứng với môi trường công việc khi đi làm tại các doanh nghiệp thì chiếm đa số vẫn là nội dung học tập ở nhà trường ít chú trọng thực hành mà nặng về lý thuyết, nhà trường chưa có biện pháp giáo dục kỹ năng thích ứng môi trường công việc cho sinh viên, chưa có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

4. Giải pháp

Xuất phát từ những lý do đó, chúng ta phải đặt cho mình những yêu cầu trong công tác giảng dạy và chú trọng đến những vấn đề sau:

4.1. Về phía giảng viên

Nâng cao chất lượng bài giảng

Giảng dạy thực hành nghiệp vụ kế toán phải chuyển đổi cách học từ “nhớ” sang học để “hiểu” và học để “vận dụng”. Điều này, đặc biệt phù hợp và thiết thực với phương pháp giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ kế toán, vì kế toán là một chuyên ngành có tính logic và hệ thống rất cao.Cần thay đổi cách phương pháp giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ kế toán theo hướng lấy người học làm trung tâm. Lấy người học làm trung tâm còn có ý nghĩa là, phải dạy những gì người học cần chứ không phải là dạy những gì mà cơ sở đào tạo có khả năng thực hiện. Hướng SV tự thực hiện rèn luyện các kỹ năng cần thiết: Tỷ mỉ, cẩn thận, thành thạo chuyên môn, ứng dụng tin học và làm việc theo nhóm,...

Nâng cao kĩ năng nghề nghiệp thực tế

Nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành nghiệp vụ kế toán phải song hành với việc nâng cao chất lượng của cán bộ giảng dạy kế toán, theo hướng gắn với kỹ năng nghề nghiệp thực tế. Bởi vậy, cần tăng cường tập huấn kỹ năng nghề thực tế cho đội ngũ Giảng viên. Thực hiện liên kết chặt chẽ với khối DN, cơ sở sử dụng lao động nhằm nhìn ra hướng đào tạo thiết thực, theo nhu cầu xã hội. Đồng thời, có thêm các thông tin, tình huống nghiệp vụ thực tế. Rất cần thiết sự tham gia vào môi trường kế toán thực tế, để Giảng viên kế toán không chỉ là người nắm vững lý thuyết còn là người làm được kế toán thực tế.

4.2. Về phía người học

Học lẫn nhau theo nhóm.

Trong giảng dạy, chúng ta nên thường xuyên áp dụng mô hình “học lẫn nhau” theo nhóm.Theo đó, giáo viên tập trung vào thảo luận, hướng dẫn phát hiện vấn đề, giám sát việc tham dự thảo luận theo các mục tiêu học thuật. Mô hình này khuyến khích sinh viên tập trung vào những nguyên tắc cơ bản vì thế, học mang tính chủ động và sâu hơn. Chú ý tính thực hành trong từng phần giảng.

Phát triển kỹ năng mềm.

Để rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên từ viết email, dùng máy tính, máy photocoppy, khả năng tìm kiếm văn bản pháp luật: trước tiên giới thiệu cho sinh viên những trang web có liên quan, giới thiệu những văn bản pháp luật liên quan đến phần giảng. Cuối cùng, để nâng cao kỹ năng, nêu vấn đề và yêu cầu sinh viên tìm kiếm văn bản liên quan. Công cụ Internet là công cụ hổ trợ hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Hiếu Nguyễn, cấp bách nâng cao chất lượng đào tạo kế toán và kiểm toán, www.giaoducthoidai.vn

2. Đinh Thị Thủy, (2014), Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Việt Nam, 3. Tạp chí tài chính, 3(1), 20-25. 3. http://webketoan.com/threads/2779170-mot-so-van-de-ve-nhan-luc-nguon-ke-toankiem- toan-viet-nam-trong-boi-canh-toan-cau-hoa/