Thông báo đào tạo liên thông 2024

Tết Canh Tý năm 1960, mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia trồng cây tại công viên hồ Bảy Mẫu (nay là công viên Thống Nhất), từ đó đến nay và mãi mãi về sau, Người đã cho chúng ta thêm một mùa xuân mới giàu ý nghĩa nhân văn. Bác viết hai câu thơ:
Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
 
Bác khuyên khi mùa xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Từ đó, Tết trồng cây đã trở thành một phong tục mới của dân tộc ta trong những ngày xuân. Bác nói: Mùa xuân là Tết trồng cây không có nghĩa là mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trng cây suốt cả mùa xuân. Bác gọi phong trào trồng cây là Tết trồng cây với hàm ý so sánh không khí náo nức tưng bừng của nó chẳng khác chi ngày Tết… (Vui như Tết). Bác đem lại cho phong trào trồng cây không khí vui tươi của lễ hội mùa xuân.
Vì vậy, cứ mỗi độ tết đến xuân về, Bác đi thăm và tham gia trồng cây với người dân. Người luôn biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân trồng cây tốt và nhắc nhở những địa phương, những hợp tác xã chưa quan tâm đến việc tổ chức “Tết trồng cây”. Người đặc biệt lưu ý phải liên hệ chặt chẽ “Tết trồng cây” với kế hoạch trồng cây gây rừng, “trồng cây nào, chắc cây ấy”. Người còn lưu ý: “Có nơi nhầm cho rằng Tết trồng cây chỉ một đợt và một năm thôi, chứ không hiểu rằng Tết trồng cây cũng là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục…”, “Sở dĩ Tết trồng cây đã trở nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ, là vì mọi người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 05/02/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, và nhắc nhở “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Ngày mùng một Tết Kỷ Dậu (16/02/1969), trong mùa xuân cuối cùng của cuộc đời, Bác đã tự tay trồng một cây đa trên đồi cây xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Trong bản Di Chúc mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, Bác Hồ cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta phải tiếp tục công việc trồng cây gây rừng: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây hoa làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Có thể thấy, những lời căn dặn của Người về  “Tết trồng cây” là bài học lớn của Bác để lại cho thế hệ sau về cách sống gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên môi trường, về phát triển bền vững, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhưng phải luôn giữ được màu xanh cây cỏ, vì chất lượng cuộc sống của người dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đi xa, đất trời đã bước vào nhiều mùa xuân mới. Tết trồng cây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta gìn giữ và phát triển, phong trào trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc luôn được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức hưởng ứng bằng nhiều hành động cụ thể. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân, thanh niên, học sinh hưởng ứng bằng việc tham gia trồng cây nơi công sở, trường học, nhà văn hóa thôn… góp phần làm đẹp cảnh quan, tạo môi trường sống ngày càng xanh, sạch, đẹp./.

Dưới đây là những bài thơ 20/11 hay, ý nghĩa và cảm động có thể gửi đến thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Người lái đò

Một đời người - một dòng sông

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

"Muốn qua sông phải lụy đò"

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa 

Tháng năm dầu dãi nắng mưa,

Con đò trí thức thầy đưa bao người.

Qua sông gửi lại nụ cười

Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

Con đò mộc - mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông.

Không quên

Nước xuôi dòng ngàn năm không đổi.

Ơn trồng người mãi mãi không quên!

Thầy cô...!

Con lấy gì báo đáp?!

Ân tình này khắc cốt ghi tâm.

Khi thầy về nghỉ hưu 

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao 

Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp: 

"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…" 

Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao. 

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào 

Con nao nức bước vào trường trung học 

Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc 

Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao. 

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau? 

Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi? 

Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi 

Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau? 

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao 

Vai áo bạc như màu trang vở cũ 

Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ 

Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

Nhớ cô giáo trường làng cũ

Bao năm lên phố, xa làng

Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê

Nhớ bài tập đọc a ê

Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ

Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ

Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.

Vở ngày thơ ấu lần xem

Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.

Tờ i nguệch ngoạc bút chì

Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề

Thương trường cũ, nhớ làng quê

Mơ sao được một ngày về thăm cô!

Không đề

Bao năm học dưới mái trường

Bao năm sống với tình thương dạt dào

Thầy cô nghĩa nặng ơn cao

Dạy cho em biết biết nhiều điều hay

Dạy từ nét bút cầm tay

Sửa sang mái tóc, ngồi ngay học bài

Nhớ lời Bác dạy năm xưa

Học hành cố gắng sớm trưa một lòng.

Thưa thầy

Thưa thầy, bài học chiều nay

Con bỏ quên ngoài cửa lớp

Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót

Con hóa mình thành bướm và hoa

Thưa thầy bài tập hôm qua

Con bỏ vào ngăn khóa kín

Mải lượn lờ theo từng vòng sóng

Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin

Thưa thầy, bên ly cà phê đen

Con đốt thời gian bằng khói thuốc

Sống cho mình và không bao giờ mơ ước

Mình sẽ là ai ? Tôi sẽ là ai ?

Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay

Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng

Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng

Soạn bài trong tiếng ho khan

Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn

Sao con học hoài không thuộc

Để bây giờ khi con hiểu được

Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy. 

Cô ơi!

Rời mái trường thân yêu

Bao năm rồi cô nhỉ ?

Trong em luôn đọng lại

Lời dạy bảo của cô

Ngày ấy vào mùa thu

Bước chân em rộn rã…

Cô không lời từ giã

Xa trường tự lúc nào

Em ngỡ như chiêm bao

Cô về đâu, chẳng biết?

Vẫn vang lời tha thiết

Từ giọng cô dịu hiền

Thời gian bước triền miên

Cô chưa lần quay lại

Chúng em nhớ cô mãi

Mong thấy cô trở về

Lúc xưa cô vỗ về…

Nay chúng em khôn lớn

Ngày rời trường gần đến

Bao giờ gặp lại cô ?!

Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng.

Rác thải là chất thải, là những vật, những chất mà con người không sử dụng nữa và thải ra môi trường xung quanh. Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt và nước ngầm bởi trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học. Bên cạnh đó rác thải sinh hoạt vừa bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, để lại những hình ảnh không đẹp, gây mất mỹ quan, đồng thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

Tại các khu đô thị lớn, hằng ngày lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 36 tấn/ngày, trong đó trên 5800 tấn không được thu gom, trở thành một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Cứ hàng ngày hàng giờ có bao nhiêu tấn rác thải được thải ra từ khu vực thành phố đã làm cho những thùng rác không có chỗ chứa cùng với đó là hệ thống xử lý ách tắc và hư hại nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Chính vì thế bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm chung của toàn xã hội mà ngay cả những học sinh sinh viên ngồi trên ghế nhà trường cũng cần biết rõ vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày

Thực hiện Kế hoạch số 273/KH-CĐSL ngày 13 tháng 9 năm 2023 của trường Cao đẳng Sơn La về việc triển khai thực hiện dự án “ Trường học không rác” năm học 2023-2024, đội thi số 4: Khoa Kinh tế liên quân với Khoa Luật-Nội vụ đã thực hiện phần thi hành động tuần lễ “Giảm rác” với chủ đề “ Đại sứ xanh” tại trường Cao đẳng Sơn La, tại gia đình và  ngoài cộng đồng. Với ý thức tinh thần cao, đội thi đã thực hiện nhiều hành động xanh tích cực.

+ Tại trường Cao đẳng Sơn La: các thành viên đội thi số 4 đã thực hiện các hành động:

Tái sử dụng chai lọ để trồng cây xanh, làm lọ hoa, chăm sóc cây, quét dọn và thu gom rác khu vực nhà B6, nhà A2, A3; Phân loại rác; Dùng bình nước cá nhân khi đi học; Tắt các thiết bị điện, vòi nước khi không sử dụng.

+ Tại gia đình: các thành viên trong đội thi đã tận dụng các bìa cacton để làm những đồ dùng, đồ chơi; Sử dụng làn, túi vải khi đi chợ; ủ phân xanh từ rác thải nhà bếp bằng men vi sinh

+ Ở ngoài cộng đồng: Các thành viên đội thi số 4 đã cùng nhau quét dọn đường phố, nhặt và phân loại rác; đồng thời tuyên truyền cho người dân ý thức về việc vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác, tái chế rác để giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, góp phần tạo cảnh quan sáng- xanh- sạch- đẹp- hiện đại.

Qua phần thi hành động này, đội thi số 4 đã góp phần thúc đẩy và lan tỏa những hành  động đẹp, những thông điệp ý nghĩa tới toàn bộ giảng viên, học sinh sinh viên trong nhà trường và cộng đồng đối với các vấn đề về môi trường liên quan đến rác thải và không gian xanh; từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng lối sống đẹp và thể hiện tính xung kích của HSSV vì cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.  Học sinh sinh viên khoa Kinh tế và khoa Luật-Nội vụ nói riêng, HSSV toàn trường Cao đẳng Sơn La nói chung Quyết tâm chung tay góp sức cùng cộng đồng bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất- ngôi nhà lớn của chúng ta.

Subcategories