Giúp mở rộng được vốn từ vựng: Sử dụng sổ tay từ vựng sẽ giúp chúng ta ghi lại chính tả, nghĩa, phiên âm, các họ từ, cụm từ liên quan hoặc thậm chí có thể đặt câu với các từ đó. Ta có thể mang sổ tay đi bất cứ đâu để học, mỗi ngày chỉ cần mở ra và học một ít, dần dần sẽ tích luỹ và mở rộng được vốn từ vựng cho bản thân, chăm chỉ rèn luyện học và đọc liên tục sẽ ghi nhớ từ vựng nhanh hơn.

Ghi nhớ lâu những từ đã học: Sổ tay từ vựng sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho chúng ta dễ hình dung và ghi nhớ từ vựng hơn các phương pháp truyền thống khác. Đồng thời với cách ghi chép khoa học của sổ tay từ vựng giúp chúng ta ghi nhớ từ vựng lâu hơn. Theo một số nghiên cứu đã khẳng định thì viết tay sẽ đem lại tác dụng ghi nhớ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với việc bấm các ký tự trên bàn phím điện thoại hay máy tính.

Để sử dụng sổ tay từ vựng một cách hiệu quả ta có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 cuốn sổ tay sau đó kẻ sẵn bảng gồm có 6 cột (Theo mẫu):

Từ

vựng mới

Phiên

âm

Nghĩa tiếng

Việt

Từ đồng nghĩa/trái nghĩa

Từ vựng liên quan (thuộc họ từ)

Câu ví dụ chứa từ vựng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Bước 2: Ghi chép từ.

- Ghi chép từ vựng theo nhóm chủ đề: Để hệ thống được từ vựng một cách dễ dàng hơn, chúng ta nên ghi chép từ vựng theo nhóm chủ đề để dễ nhớ từ và tra cứu dễ dàng hơn khi cần. Việc học tràn lan các từ vưng không theo hệ thống sẽ khó nhớ được hết từ và dễ quên.

Ví dụ: Với chủ đề  về “food” ta nên ghi chép tất cả các từ về chủ đề food (thức ăn) như: meat (thịt); chicken (gà); beef (thịt bò); pork (thịt heo); fish (cá)…. vào cùng một nhóm.

- Ghi chép từ vựng theo cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa:

Ví dụ: cold (lạnh)  > <  hot (nóng);  love (yêu, thích) > < hate (ghét)

- Ghi chép từ vựng kèm hình ảnh: Một trong những việc nhỏ giúp học có thể học từ vựng tiếng Anh đó chính là ghi kèm từ vựng và các hình ảnh để có thể ghi nhớ lâu hơn. Đây là một cách hữu hiệu giúp học sinh có thể tăng vốn từ của mình một cách hiệu quả nhất có thể.

- Ghi chép từ vựng theo kỹ năng

Bốn kỹ năng khi học ngoại ngữ mà ta cần đạt được chính là nghe, nói, đọc viết. Đối với hai kỹ năng nghe và nói, nên ghi chép từ vựng cùng với đầy đủ phiên âm, trọng âm. Đối với hai kỹ năng đọc, viết, nên ghi lại một số ngữ pháp quan trọng sử dụng cùng với các từ mới đó.

Từ

vựng mới

Phiên

âm

Nghĩa tiếng

Việt

Từ đồng nghĩa/trái nghĩa

Từ vựng liên quan (thuộc họ từ)

Câu ví dụ chứa từ vựng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

apple

/ˈæpl̩/

quả táo

………

………

I like apple.

………

………

………

………

………

………

Bước 3: Sử dụng sổ tay từ vựng:

Sau khi hoàn thiện cuốn sổ, hãy thường xuyên luyện tập phản xạ giao tiếp, phản xạ từ vựng. Vừa đọc lại cuốn sổ vừa nói thật to những từ mới mà mình học được hoặc thậm chí tập nói những câu có chứa từ vựng đó.

Ngoài những từ vựng cần ghi chép ở trên lớp và phải học thuộc lòng thì ta nên mang theo sổ từ vựng đi bất cứ đâu để khi biết thêm một từ mới nào đó, có thể ghi ngay vào cuốn sổ từ vựng của mình. Ghi lại những sự việc diễn ra trong ngày bằng các từ vựng, cụm từ, câu đơn giản hoặc những câu khó hơn và tập đọc chúng mỗi ngày. Chỉ cần một thời gian thôi chúng ta đã có thêm được rất nhiều vốn từ vựng.

GV: Phạm Thi Thu Hiền - Khoa GDĐC