Tham khảo: Tổ chức hiệu quả hoạt động tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc đào tạo liên kết với doanh nghiệp và một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện

Trong thời gian qua cụm từ “Đào tạo liên kết với doanh nghiệp” được nhắc đến rất nhiều trong các diễn đàn tuyển sinh và vấn đề làm việc với giáo dục nghề nghiệp. Hoạt động liên kết giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp ngày càng được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, giáo dục nghề nghiệp thu hút được nhiều doanh nghiệp đồng hành phát triển, doanh nghiệp ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo, từ phát triển chương trình đào tạo, tham gia đào tạo, thi, kiểm tra đánh giá người học, tuyển dụng người học sau khi tốt nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngày nay, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ngày càng khốc liệt và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và môi trường sản xuất của các doanh nghiệp. Cách mạng công nghiệp 4.0 đào thải nhiều ngành nghề và cũng sinh ra những nhiều công việc mới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực với trình độ cao. Do đó, việc gắn kết nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế là nội dung quan trọng cần được đẩy mạnh nhằm phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới.

Hiện nay Trường Cao đẳng Sơn La cũng đang đẩy mạnh hoạt động kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo. Tính đến 7/2022 nhà trường đã kết nối được với 36 doanh nghiệp có liên quan trong lĩnh vực đào tạo các ngành nghề hiện có của nhà trường (Chỉ tiêu 20 doanh nghiệp). Thông qua các hoạt động kết nối với doanh nghiệp đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức có hiệu quả công tác đào tạo của nhà trường như: giảng viên, HSSV có cơ hội được thực tập, thực hành tại nơi sản xuất của doanh nghiệp; tiếp xúc trực tiếp với máy móc, thiết bị và môi trường làm việc thực tế……,

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các hoạt động kết nối với doanh nghiệp nói trên thời gian qua cũng còn một số khó khăn nhất định, dẫn đến đến hiệu quả tổ chức hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp thực tế chưa cao và đôi khi còn mang tính hình thức. Có thể nêu ra một số khó khăn như:

- Quy mô, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp còn hạn chế

- Các hình thức kết nối với doanh nghiệp còn thiếu đa dạng, và mang tính hình thức. Chưa có sự vào cuộc của các bên để bàn về nội dung kết nối, doanh nghiệp mong nuốn đại diện pháp lý của nhà trường trực tiếp gặp gỡ bàn bạc các nội dung cụ thể trong hợp đồng. Hoạt động kết nối chủ yếu do các khoa chủ động thực hiện, nên khi làm việc với các doanh nghiệp khó trao đổi và thống nhất được các nội dung mang tính chiến lược, các kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn và hằng năm về hợp tác đào tạo và tuyển dụng với doanh nghiệp…. (Do các khoa không có đủ tư cách pháp nhân để làm việc với doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô lớn).

- Đa số học sinh các lớp trung cấp nghề hiện nay là học sinh hệ 9+ học tại các lớp liên kết ở TTGDTX các huyện nên việc triển khai hoạt động học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp kết nối gặp nhiều khó khăn về quản lý, giám sát, đi lại của học sinh đến doanh nghiệp học thực hành, thực tập.

Giải pháp thực hiện

Để nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp trong thời gian tới cần quan tâm triển khai thực hiện một số nhóm giải pháp đồng bộ sau:

- Cần tăng cường hơn nữa công tác khảo sát, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, dự báo về thị trường lao động, việc làm; quan tâm thực hiện tốt nội dung phối hợp chặt chẽ giữa tuyển sinh, đào tạo và sử dụng sau đào tạo (công tác TS-ĐT-HN&GTVL) để thu hút các doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động đào tạo của nhà trường.

- Nhà trường cần xây dựng các chiến lược, kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn và hằng năm về hợp tác đào tạo và tuyển dụng với doanh nghiệp để điều chỉnh, hoàn thiện chương trình đào tạo mang tính thiết thực, gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp;  thực hiện đa dạng các hình thức hợp tác với doanh nghiệp thông qua ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác như: Liên kết, đặt hàng đào tạo, mời doanh nghiệp tham gia hội đồng trường hoặc xây dựng chương trình, giáo trình, giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học.

- Giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện quy trình hợp tác đào tạo với doanh nghiệp cho các đơn vị liên quan một cách cụ thể hơn theo đúng QĐ số 374 ngày 05/7/2022 của Hiệu trưởng trường CĐ Sơn La. Tránh tình trạng để các khoa chuyên môn phải tự chủ động trong công tác kết nối với doanh nghiệp như thời gian vừa qua.

- Đối với việc tổ chức hoạt động đào tại doanh nghiệp cho đối tượng người học tham gia chương trình GDTX cấp THPT cần quan tâm chú ý một số vấn đề sau:

+ Công tác phối hợp quản lý người học cần có sự vào cuộc của các phòng ban liên quan như phòng Đào tạo, phòng CTHSSV.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần bố trí giáo viên khoa, GV ở TTGDTX, cán bộ doanh nghiệp cùng tham gia đánh giá.

Hiện chủ yếu này (có thể đến hơn 50%) số học sinh tập trung tại TT GDTX. Người học dưới 18 tuổi không được phép ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp theo hình thức thực hiện lương; Như vậy triển khai phải có lựa chọn từ địa điểm, đến phù hợp doanh nghiệp, nhất là vị trí cho triển khai do đó cần có hệ thống tốt nhất giữa nhà trường-doanh nghiệp-TT GDTX, Giảng viên phải là kết quả kết nối

Cần có sự tham gia của cộng đồng, trách nhiệm của toàn thể giảng viên, lãnh đạo các khoa học để triển khai thực hiện, các phòng ban đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu trong quá trình đào tạo.