NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG 

 

                                                                                  Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Thúy Tươi

                                                                        Cộng tác viên: Ths. Nguyễn Thu Huyền

                                                                                            Ths. Hoàng Thị Nhất

                                                                                             Ths. Nguyễn Thị Vân

                                                                                        Ths. Đào Văn Lập

 

TÓM TẮT

        Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài giảng dựa vào các thiết bị công nghệ (máy tínhđiện thoại), mà ở đó toàn bộ kế hoạch dạy học đều được chương trình hóa do giảng viên điều khiển thông qua môi trường multimedia. Bài giảng điện tử tạo nên được tính tương tác cao, vì khi sử dụng bài giảng điện tử thì học sinh sinh viên được tác động tới tất cả các giác quan. Không những thế, khi sử dụng bài giảng điện tử, các tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh sinh viên được tương tác nhiều hơn thông qua các bài kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, việc thiết kế một bài giảng điện tử cũng không dễ. Vì vậy việc xây dựng được 01 bộ tài liệu và video hướng dẫn sử dụng các công cụ trong quá trình thiết kế bài giảng điện tử trong điều kiện thực tế tại trường Cao đẳng Sơn La là rất cần thiết. Sau 7 tháng nghiên cứu, nhóm tác giả đã  xây dựng được: 01 cuốn tài liệu, 56 video hướng dẫn cụ thể cách sử dụng bộ công cụ để xây dựng bài giảng điện tử, 02 bài giảng điện tử mẫu (01 bài giảng lý thuyết, 01 bài giảng thực hành)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

        Trong những năm gần đây, bài giảng điện tử đang dần dần thay thế những tiết học truyền thống với bảng đen, phấn trắng. Việc sử dụng bài giảng điện tử đã mang lại những hiệu quả to lớn trong hoạt động giáo dục. Trong môi trường học tập này, học sinh sinh viên được mắt thấy, tai nghe, tay làm, óc nghĩ. Bởi vậy khả năng tiếp nhận kiến thức vào thực tiễn được tăng lên. Không những thế, khi sử dụng bài giảng điện tử, các tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh sinh viên được tương tác nhiều hơn thông qua các bài kiểm tra đánh giá.

        Tuy nhiên, việc thiết kế một bài giảng điện tử cũng không dễ. Thiết kế một bài giảng sao cho đảm bảo đủ lượng kiến thức, sinh động, hấp dẫn, các bài kiểm tra đánh giá khoa học, phù hợp đòi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều thời gian, công sức để xây dựng kịch bản, sưu tầm hoặc xây dựng tài liệu, multimedia cho  bài giảng. Ngoài ra, kiến thức về các công cụ sử dụng trong quá trình xây dựng bài giảng điện tử cũng là một rào cản đối với giáo viên.  Do vậy, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Nghiên cứu, xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử tại Trường Cao đẳng Sơn La năm học 2020 - 2021" làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

         - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

         - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3. 1. Tài liệu hướng dẫn

         Thiết kế được 01 cuốn tài liệu hướng dẫn sử dụng công cụ để thiết kế bài giảng điện tử  có 111 trang, gồm 4 chương:

         Chương 1 trình bày tổng quan về bài giảng điện tử, bao gồm các nội dung: Khái niệm bài giảng điện tử; Câu trúc một bài giảng điện tử; Các yêu cầu đối với một bài giảng điện tử; Các bước xây dựng bài giảng điện tử (Xác định chủ đề dạy học, Xây dựng kịch bản, Lấy ý kiến chuyên gia, Xây dựng bài giảng điện tử, Kiểm thử/thử nghiệm, Hoàn thiện và đóng gói sản phẩm) và Một số lỗi thường gặp khi xây dựng bài giảng điện tử.

         Chương 2 trình bày tổng quan và một số thao tác cơ bản trên công cụ tạo bản trình diễn bài giảng (Thay đổi cách bố trí slide; Áp dụng chủ đề cho slide; Chèn và hiệu chỉnh một số đối tượng như: sơ đồ, hình dạng, hình ảnh; Thiết lập hiệu ứng đối với slide và đối với nội dung của slide). Đồng thời, nhóm tác giả có đưa ra một số định hướng khi sử dụng công cụ để xây dựng bản trình diễn bài giảng có ứng dụng CNTT (Cấu trúc thể hiện bài giảng; Nội dung thông tin của bài giảng và cách thể hiện thông tin của bài giảng).

        Chương 3 trình bày tổng quan và các thao tác thực hiện trên hai (02) công cụ dùng để quay và hiệu chỉnh video (BB Flash Express Pro 5.0, Freemake Video Converter 4.1.11). Cụ thể: cài đặt và crack công cụ, các thao tác trên công cụ (quay màn hình, mở video đã tạo, hiệu  xóa một đoạn trong video, chèn chữ/ chèn ảnh vào video, phóng to/thu nhỏ một vị trí trong video, làm mờ một vị trí trong video, xóa một đối tượng hoặc hiệu ứng đã chèn vào video, loại bỏ tiếng ồn trong video, tăng/ giảm âm lượng của âm thanh trong video, xuất bản video; Chuyển đổi định dạng, ghép nối tệp tin).

        Chương 4 trình bày tổng quan (tên công cụ, chức năng, yêu cầu cấu hình) và các thao tác trên công cụ (Ispring Suite 9.0) xây dựng bài giảng điện tử (Cài đặt và crack công cụ; Các thao tác cơ bản trên công cụ xây dựng bài giảng điện tử, cụ thể:

         Ghi âm và đồng bộ lời giảng:

         - Ghi âm lời giảng: Sử dụng thanh Ribbon (Sử dụng nút lệnh Record Audio; Sử dụng nút lệnh Manage Narration); Sử dụng tệp tin âm thanh lời giảng có sẵn.

        - Hiệu chỉnh âm thanh lời giảng:  Phát lại lời giảng; Hiệu chỉnh lời giảng;  Xóa tệp tin lời giảng

        - Đồng bộ lời giảng trong tệp tin âm thanh với nội dung bài giảng

        Ghi hình và đồng bộ lời giảng:

       - Ghi hình lời giảng: Sử dụng thanh Ribbon (Sử dụng nút lệnh Record Audio; Sử dụng nút lệnh Manage Narration); Sử dụng tệp tin video lời giảng có sẵn.

       - Hiệu chỉnh video ghi hình lời giảng: Phát lại lời giảng; Hiệu chỉnh lời giảng;  Xóa video lời giảng

       - Đồng bộ lời giảng trong video lời giảng với nội dung bài giảng.

          Xây dựng bài kiểm tra đánh giá:

         - Thiết lập thuộc tính bài kiểm tra đánh giá: Thiết lập thông tin phần giới thiệu; Thiết lập thuộc tính bài kiểm tra đánh giá;  Thiết lập thuộc tính hiển thị khi thực hiện bài kiểm tra đánh giá;  Thiết lập thuộc tính hiển thị kết quả bài kiểm tra đánh giá;  Thiết lập hành động đối với nội dung slide;  Thiết lập phản hồi sau khi người học trả lời câu hỏi

        - Tạo bài kiểm tra đánh giá theo từng dạng:  Dạng nhiều lựa chọn (Multiple Response; Multiple Choice);  Dạng đúng/ sai  (True/False);  Dạng điền khuyết (Short answer, Fill in the blanks);  Dạng bài tập toán học (Numeric); Dạng sắp xếp theo trình tự (Sequence);  Dạng ghép nối (Matching);  Dạng danh sách thả xuống (Select from lists);  Dạng kéo thả (Drag the Words, Drag and Drop);  Dạng xác định điểm (Hotspot);  Dạng khảo sát (Likert Scale);  Dạng văn bản tự do (Essay);

          Thiết lập cấu trúc bài giảng: Thiết lập thuộc tính cho slide;  Thiết lập thuộc tính khi trình chiếu bài giảng; Thiết lập thông tin giảng viên giảng dạy

          Xuất bản bài giảng: định dạng HTML; định dạng video (MP4); định dạng các hệ thống LMS

       3.2. Video hướng dẫn sử dụng bộ công cụ

Thiết kế được 56 video (05 video hướng dẫn cài đặt và crack phần mềm, 51 video hướng dẫn thực hiện các thao tác) hướng dẫn sử dụng bộ công cụ để xây dựng bài giảng điện tử đảm bảo âm thanh đủ nghe, chuyển tải nội dung khoa học, chính xác.

       3.3. Bài giảng điện tử

Thiết kế được 02 bài giảng điện tử mẫu (01 bài giảng lý thuyết, 01 bài giảng thực hành) đảm bảo các tiêu chí: Nội dung tiết học khoa học, chính xác; Thiết kế khoa học,có tính hệ thống, trình tự, logic; hình thức thẩm mỹ hấp dẫn lôi cuốn người học; Nội dung kiểm tra, đánh giá phù hợp, chính xác; Lời giảng logic, lôi cuốn; Đóng gói theo chuẩn HTML.

        3.4. Tập huấn sử dụng

Đã thiết kế 01 tài liệu và triển khai tập huấn cách xây dựng bài giảng điện tử cho 63/91 giảng viên của 10 khoa, 01 phòng (theo Báo cáo số 01/BC-CĐSL ngày 5 tháng 1 năm 2021về  Kết quả tổ chức Hội nghị tập huấn xây dựng bài giảng điện tử năm học 2020 - 2021 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Sơn La) đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, tiến độ (theo kế hoạch số 306/KH-CĐSL ngày 02 tháng 12 năm 2020) và các quy định hiện hành.

3.5. Thực nghiệm

Nhóm tác giả đã gửi bộ tài liệu và video đã xây dựng cho 7 tác giả/ nhóm tác giả được giao xây dựng bài giảng điện tử trong năm học 2020 - 2021. Kết quả: 7/7 tác giả/ nhóm tác giả (đạt tỷ lệ 100%) đã xây dựng 07 bài giảng điện tử và được Hội đồng khoa học nhà trường nghiệm thu, phê duyệt kết quả biên soạn (theo QĐ số 297/QĐ-CĐSL ngày 21 tháng 5 năm 2021).

4. KẾT LUẬN

Sau một thời gian triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra, nhóm tác giả đã đạt được kết quả như sau: Thiết kế được 01 cuốn tài liệu và 56 video hướng dẫn chi tiết cách sử dụng công cụ để thiết kế bài giảng điện tử; Thiết kế được 02 bài giảng điện tử mẫu (01 bài giảng lý thuyết, 01 bài giảng thực hành); Triển khai tập huấn cách xây dựng bài giảng điện tử cho 63/91 giảng viên của 10 khoa, 01 phòng  đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, tiến độ thực hiện và các quy định hiện hành. Hướng dẫn, hỗ trợ 7 tác giả/nhóm tác giả xây dựng thành công 7 bài giảng điện tử và đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu trong năm học 2020 - 2021.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Một số hình ảnh của đề tài:

1

2

Nguyễn Thị Thúy Tươi