GIỚI THIỆU KHOA LÂM NGHIỆP – ĐỊA CHÍNH

Khoa Lâm nghiệp – Địa chính được thành lập từ năm 1975: là một trong các khoa nòng cốt của trường Cao đẳng  Sơn La

Ngày 15 tháng 05 năm 2019, Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La chính thức sáp nhập vào Trường Cao đẳng Sơn La (lấy tên là Trường Cao đẳng Sơn La) theo Quyết định số 666/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/5/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khoa Lâm nghiệp – Địa chính vẫn giữ nguyên tên.

1. Tên nghề/ngành: Quản lý tài nguyên rừng

2. Trình độ: Cao đẳng. Khối lượng: 90 Tín chỉ. Thời gian đào tạo 36 tháng.

3. Những năng lực chính người học được hình thành trong quá trình đào tạo

1. Tên nghề/ngành: Lâm sinh

Lâm sinh là ngành, nghề thực hiện các công việc kỹ thuật lâm sinh, đáp ứng yêu cầu bậc 4 (đối với trình độ Trung cấp), bậc 5 (đối với trình độ Cao đẳng) trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề lâm sinh có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chính sau: Sản xuất vườn ươm; thiết kế trồng rừng; trồng, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng; thiết kế khai thác, tổ chức và thực hiện khai thác rừng, ngoài ra còn tham gia công tác khuyến nông, kinh doanh sản xuất nông lâm nghiệp.

2. Những năng lực chính người học được hình thành trong quá trình đào tạo

1. Tên nghề/ngành: Lâm nghiệp

2. Trình độ: Cao đẳng. Khối lượng: 90 Tín chỉ. Thời gian đào tạo 36 tháng.

3. Những năng lực chính người học được hình thành trong quá trình đào tạo

Sử dụng được dụng cụ, máy đo đạc và một số phần mềm chuyên ngành trong công tác quản lý tài nguyên rừng, đất rừng, xây dựng bản đồ lâm nghiệp; Thực hiện được việc sản xuất một số loài cây giống nông lâm nghiệp; Thực hiện được các công việc trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi rừng; phòng trừ sinh vật gây hại rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng chống người và gia súc phá hại rừng. Nhận biết được một số loài động vật, thực vật rừng; Lập được một số loại hồ sơ liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp; Tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư tham gia thực hiện đúng các quy định pháp luật về lâm nghiệp. Điều hành được hoạt động sản xuất ở mức độ nhóm, tổ, đội; giám sát kỹ thuật lâm sinh, làm các công việc của khuyến lâm