Thứ ba, ngày 22/2/2022

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GÁO VÀNG ((NAUCLEAORIENTALIIS(L) )GIAI ĐOẠN 1-2 TUỔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU,  THỰC NGHIỆM - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀ DỊCH VỤ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

 

Chủ nhiệm đề tài :          Giàng A Say

Thành viên phối hợp:    Hà Văn Nam, Lường Văn Đức,  Hồ Trung Hải

Giảng viên hướng dẫn: Ks. Tô Thị Hồng Gấm

Loại đề tài: Nghiên cứu ứng dụng

Lĩnh vực nghiên cứu: Lâm sinh

Cấp quản lý: Cấp trường

Thời gian thực hiện: 09 tháng (10/2020 - 6/2021)

 

TÓM TẮT


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Gáo vàng (Nauclea orientalis (L.) L)là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, khả năng chống chịu bệnh cao, tái sinh chồi tốt có thể đáp ứng được yêu cầu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xẻ, dán lạng, cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ lớn đang bị thiếu hụt do nguồn nguyên liệu từ rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp lại.

Việc nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Gáo vàng ((Nauclea orientalis (L.)) tại Trung Tâm Nghiên Cứu, Thực Nghiệm - Ứng dụng công nghệ cao và Dịch vụ, Trường Cao Đẳng Sơn La” đã được triển khai và đạt được kết quả. Với diện tổng tích mô hình trồng là 1500 m2, mật độ trồng 1666 cây/ha, sau khi trồng đạt tỷ lệ sống là 100%  cây sinh trưởng tương đối tốt.

Để cây Gáo vàng sinh trưởng nhanh và thuận lợi thì khâu chăm sóc sau trồng 2 năm đầu tiên là rất quan trọng, cần phải có các biện pháp kỹ thuật: Làm cỏ , xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh hại  tác động đề cây thuận lợi phát triển

Để góp phần giải quyết những tồn tại nêu trên, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc đến sinh trưởng của cây Gáovàng (Naucleaorientalis (L.)) giai đoạn 1-2 tuổi, tại Trung Tâm Nghiên Cứu, Thực Nghiệm - Ứng dụng công nghệ cao và Dịch vụ, Trường Cao Đẳng Sơn La” đặt ra là hết sức cần thiết.

  1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁO NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu:

Lựa chọn được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp nhất cho cây Gáo vàng ((Nauclea orientalis (L.)) giai đoạn 1-2 tuổi, tại Trung Tâm Nghiên Cứu, Thực Nghiệm - Ứng dụng công nghệ cao và Dịch vụ, Trường Cao Đẳng Sơn La.

2.2. Nội dung:

Nội dung 1: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Làm cỏ, xới đất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán, bón phân đến sinh trưởng của cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi.

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc: Làm cỏ, xới đất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán, bón phân cho cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi.

- Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc: Làm cỏ, xới đất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán, bón phân đến sinh trưởng của cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi.

Nội dung 2: Xác định biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi.

- Điều tra thành phần loài sâu hại, xác định biện pháp phòng trừ một số sâu  hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 năm tuổi

- Điều tra thành phần bệnh hại, xác định biện pháp phòng trừ một số bệnh  hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 năm tuổi

Nội dung 3: Xây dựng 01 quy trình kỹ thuật chăm sóc cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi và chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu.

- Xây dựng được 01 quy trình kỹ thuật kỹ thuật chăm sóc cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 năm tuổi.

- Chuyển giao kỹ thuật nghiên cứu quy trình chăm sóc cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Tiếp cận hệ thống:

Tổng hợp đầy đủ thông tin về các công trình nghiên cứu có liên quan đến quy trình kỹ thuật chăm sóc và đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng cây Gáo vàng từ các nguồn, các kênh thông tin tại tỉnh Sơn La và một số vùng miền trên cả nước để phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn nhằm phục vụ cho nội dung nghiên cứu.

2.3.2. Tiếp cận thực nghiệm:

- Thăm quan thực tế về kỹ thuật chăm sóc cây ươm Gáo vàng tại một số HTX, doanh nghiệp trong tỉnh.

- Thăm quan các mô hình trồng Gáo vàng tại một số xã, huyện trong tỉnh.

- Kết hợp nghiên cứu thực nghiệm về kỹ thuật chăm sóc cây Gáo vàng ngoài thực địa tại Trung Tâm Nghiên Cứu, Thực Nghiệm - Ứng dụng công nghệ cao và Dịch vụ, Trường Cao Đẳng Sơn La”

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.3.1. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh: làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa cành, tạo tán, bón phân đến sinh trưởng của cây gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi.

2.3.3.1.1. Kỹ thuật lâm sinh: làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa cành tạo tán, bón phân

(1) Làm cỏ, xới đất, vun gốc:

- Tiến hành phát sạch, phát sát gốc theo hàng trồng tất cả các loại dây leo, cây bụi, thảm tươi cây phi mục đích, sau đó băm nhỏ trên diện tích phát.

- Xới đất xung quanh gốc sâu từ 3-5 cm, cách gốc 10-15 cm , vun gốc đường kính từ 1-1.2 m.

 (2) Bón phân:

- Xác định thời điểm bón phân: 1 năm 2 lần bón phân, lần 1 bón phân vào tháng 8, lần 2 bón phân vào tháng 4.

- Loại phân bón: Phân NPK(15-15-15); Loại phân bón: Phân NPK(3-5-3)

- Lượng phân bón thích hợp cho cây Gáo vàng 1-2 tuổi, 100g/1 gốc, cho một lần bón

(3) Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán

- Cây có nhiều cành nhánh tiến hành tỉa bớt, tạo tán cho cây để tán phân bố đều trên các hướng.

- Theo tiêu chuẩn  Kỹ thuật lâm sinh của trường CNKT4

2.3.3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh: làm cỏ, xới dất, vu gốc, tỉa chồi tạo tán, bón phân đến sinh trưởng của cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi. (Giáo trình Điều tra rừng - Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, Đại học lâm nghiệp)

-  Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh: làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán, bón phân đến sinh trưởng của cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi.

Thực hiện thí nghiệm với 3 lần lặp với số lượng 15 cây cho một lần lặp.

Thời điểm thực hiện thí nghiệm: cây Gáo vàng sau khi trồng trên 8 tháng

CT1: Đối chứng, không tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh nào sau trồng

CT2: Áp dụng kỹ thuật: làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán kết hợp với bón phân (100g phân NPK(5-10-3)/1gốc) sau trồng.

CT3: Áp dụng kỹ thuật: làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán kết hợp với bón phân (100g phân NPK(15-15-15)/1gốc) sau trồng.

2.3.3.2. Xác định biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi.

2.3.3.2.1. Điều tra thành phần loài sâu hại, xác định biện pháp phòng trừ một số sâu  hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 tuổi

2.3.3.2.2. Điều tra thành phần bệnh hại, xác định biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 tuổi

2.3.3.3. Xây dựng 01 quy trình kỹ thuật chăm sóc cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi và chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu.

- Xây dựng được 01 quy trình kỹ thuật kỹ thuật chăm sóc cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 tuổi.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

          Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng các phần mềm Excel.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

3.1. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh: làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa cành, tạo tán, bón phân đến sinh trưởng của cây gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi.

3.1.1. Kỹ thuật lâm sinh: làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa cành tạo tán, bón phân

(1) Làm cỏ, xới đất, vun gốc:

- Tiến hành phát sạch, phát sát gốc theo hàng trồng tất cả các loại dây leo, cây bụi, thảm tươi cây phi mục đích, sau đó băm nhỏ trên diện tích phát.

- Xới đất xung quanh gốc sâu từ 3-5 cm, cách gốc 10-15 cm , vun gốc đường kính từ 1-1.2 m.

 (2) Bón phân:

- Xác định thời điểm bón phân: 1 năm 2 lần bón phân, lần 1 bón phân vào tháng 1, lần 2 bón phân vào tháng 4.

- Loại phân bón sử dụng:

+ Phân NPK(5-10-3)100g/1gốc) sau trồng

+ Phân NPK(15-15-15)100g/1gốc) sau trồng

 (3) Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán

- Trong quá trình sinh trưởng, cây Gáo vàng thường xuyên bị đàn bò, đàn dê ăn nên  dẫn đến bị cụt ngọn vì vậy ảnh hưởng nhiều đến hình thái thân cây, cây đâm nhiều chồi nhỏ, vì vậy việc phải thường xuyên tỉa bớt chồi tạo dáng cho cây.

4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh: làm cỏ, xới dất, vu gốc, tỉa chồi tạo tán, bón phân đến sinh trưởng của cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi.

Bảng 4.1. Sinh trưởng cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi, khi thực hiện một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh: làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán, bón phân

Công thức

Phương thức tác động biện pháp KTLS

Mẫu kiểm nghiệm (cây)

Các chỉ tiêu theo dõi

Sinh trưởng cây Gáo vàng

Lần 1

Lần 2

Lần 3

TB

1

Không tác động biện pháp KTLS

15

Chiều cao Hvn (cm)

40,00

41,00

42,00

41,00

Đường kính gốc Do (cm)

1,50

1,60

1,50

1,53

2

Làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán kết hợp với bón phân (100g phân NPK(5-10-3)/1gốc)

15

Chiều cao Hvn (cm)

45,00

46,00

47,00

46,00

Đường kính gốc Do (cm)

1,60

1,70

1,60

1,63

3

Làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán kết hợp với bón phân (100g phân NPK(15-15-15)/1gốc)

15

Chiều cao Hvn (cm)

50,00

51,00

50,00

50,33

Đường kính gốc Do (cm)

1,80

1,70

2,00

1,83

 

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy kỹ thuật Làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán kết hợp với bón phân (100g phân NPK(15-15-15)/1gốc) đạt chiều cao vút ngọn cao nhất là 50.33 cm, đường kính gốc to nhất là 1.83 cm

3.2. Xác định biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi.

3.2.1. Điều tra thành phần loài sâu hại, xác định biện pháp phòng trừ một số sâu  hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 tuổi

Bảng 4.2. Thành phần và mức độ gây hại  Gáo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi

 

Thời gian điều tra

Sâu cuốn lá (A. hilaralis)

Sâu ăn lá (M. procris)

Tỷ lệ bị hại (P%)

Mức độ bị hại

Tỷ lệ bị hại (P%)

Mức độ bị hại

Lần 1

6

Nhẹ

5,5

Nhẹ

Lần 2

7

Nhẹ

6,5

Nhẹ

Lần 3

4

Nhẹ

3,5

Nhẹ

Trung bình

5,7

Nhẹ

5,2

Nhẹ

 

Gáo vàng có 2 loại sâu hại chính là Sâu cuốn lá và Sâu ăn lá, mức độ bị hại đều nhẹ ở cả hai loại sâu, chúng chủ yếu phá hại lá khi cây mới đâm chồi. Trong đó cây bị sâu cuốn lá với tỷ lệ hại là 5.7%, mức độ hại nhẹ. Cây bị sâu ăn lá với tỷ lệ hại là 5.2%, mức độ hại nhẹ.

* Xác định biện pháp phòng trừ một số sâu  hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 tuổi

- Biện pháp 1: Bắt trứng, sâu non, nhộng giết đi hoặc thu thập các trứng của bọ ngựa, bọ xít ăn sâu, kiến công đuôi đưa vào ổ dịch

- Biện pháp 2: Phun các loại thuốc vi sinh như BT, Boverin ở pha sâu non

- Biện pháp 3: Nếu thấy mật đô của chúng không giảm, có thể dùng thuốc hóa học, Bassa, Bi58.

3.2.2. Điều tra thành phần bệnh hại, xác định biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 tuổi

* Điều tra thành phần bệnh hại:

Bảng 4.3. Thành phần và mức độ bệnh hại Gáo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi

 

Thời gian điều tra

Bệnh vàng lá

Tỷ lệ bị hại (P%)

Mức độ bị hại

Lần 1

20

Vừa

Lần 2

25

Vừa

Lần 3

23

Vừa

Trung bình

22,7

Vừa

 

Gáo vàng có rất ít bệnh, loại bệnh chính là: bệnh vàng lá do thiếu nguyên tố vi lượng, cây bị nhỏ lá, lùn cây, vàng lá, với tỷ lệ bị hại trung bình là 22.7%, Mức độ hại vừa

* Xác định biện pháp phòng trừ một số bệnh  hại chính cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 tuổi

-Biện pháp 1: Làm cỏ,  xới đất, tỉa cành tạo độ thoáng cho đất và cho cây

-Biện pháp 2: Bón phân hữu cơ, phân vi sinh: bổ xung chất dinh dưỡng cho cây

-Biện pháp 3: Bón phân vô cơ: Phân đạm kết hợp các loại phân NPK

3.3. Xây dựng 01 quy trình kỹ thuật chăm sóc cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi và chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu.

  1. KẾT LUẬN:

5.1. Kết luận

  Đề tài đã nghiên cứu thành công quy trình chăm sóc cây Gáo vàng giai đoạn 1-2 tuổi tại Trung Tâm Nghiên Cứu, Thực Nghiệm - Ứng dụng công nghệ cao và Dịch vụ, Trường Cao Đẳng Sơn La.

+  Biện pháp kỹ thuật Làm cỏ, xới dất, vun gốc, tỉa chồi tạo tán kết hợp với bón phân (100g phân NPK(15-15-15)/1gốc), cây phát triển tốt nhất

+ Điều tra được 2 loại sâu chính hại gáo vàng là sâu cuốn lá và sâu ăn lá đưa ra biện pháp phòng trừ.  Điều tra được bệnh chính hại gáo vàng là bệnh vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng và đưa ra biện pháp phòng trừ

+ Xây dựng được 01 quy trình kỹ thuật kỹ thuật chăm sóc cây Gáo vàng giai đoạn 1 đến 2 tuổi và chuyển giao kỹ thuật chăm sóc.

5.2. Kiến nghị

Cần tiếp tục duy trì và theo dõi mô hình trồng thử nghiệm của đề tài trong những năm tiếp theo để có thể kiểm tra lại và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật của đề tài một cách chặt chẽ hơn, đảm bảo tính khách quan và nâng cao độ chính xác của các kết quả nghiên cứu.

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
  3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Trồng rừng, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp.
  4. Hoàng Minh Châu (1998), Cẩm nang sử dụng phân bón, Hiệp hội phân bón quốc tế, Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Hoá chất.
  5. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Doanh, Tần Văn Mão(2001), Giáo trình điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
  6. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Doanh(2002), Bài giảng kỹ thuật phòng trừ sâu hại, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
  7. Trần Văn Mão(1997), Giáo trình bệnh cây rừng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
  8. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996),  Xử lý thống kê, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính,  NXB Nông nghiệp, Hà Nội
  9. Vũ Tiến Hinh (1986), Phương pháp bố trí thí nghiệm và phân tích kết quả, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
  10. Thomas D. Landis, 1985. Mineral nutrition as an index of seedling

quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, and

predictive abilities of major tests. Workshop held October 16-18, 1984.

Forest Research Laboratory, Oregon State University.

  1. Ekta Khurana and J.S. Singh, 2000. Ecology of seed and seedling

growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review.

Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India.

 

HÌNH ẢNH ĐỀ TÀI

 

 

 

Hình 01: Bệnh vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng

  

Hình 02: Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá trưởng thành

 

Hình 03: Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá pha sâu non 

 

Hình 04: Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá pha nhộng

 

Hình 05: Đặc điểm hình thái sâu ăn lá trưởng thành

 

 

 

Hình 08: Mô hình trồng cây Gáo vàng

 

 Giảng viên: Phùng Thị Hương; khoa Lâm nghiệp - Địa Chính