GIỚI THIỆU KHOA LÂM NGHIỆP – ĐỊA CHÍNH

Khoa Lâm nghiệp – Địa chính được thành lập từ năm 1975: là một trong các khoa nòng cốt của trường Cao đẳng  Sơn La

Ngày 15 tháng 05 năm 2019, Trường Cao đẳng Nông Lâm Sơn La chính thức sáp nhập vào Trường Cao đẳng Sơn La (lấy tên là Trường Cao đẳng Sơn La) theo Quyết định số 666/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/5/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Khoa Lâm nghiệp – Địa chính vẫn giữ nguyên tên.

* Về bộ máy tổ chức:

          - Cán bộ quản lý:

Gồm 01 Trưởng khoa, 01 phó trưởng khoa; 02 trưởng bộ môn.

- Cán bộ kiêm nhiệm:

Gồm 01 trợ lý khoa, 01 cán bộ kiểm soát ISO, các GVCN/CVHT, cán bộ quản lý phòng thực hành, thí nghiệm.          

-  Đội ngũ giảng viên:

Khoa có 10 cán bộ, giảng viên cơ hữu; trong đó có 08 giáo viên có trình độ Thạc sĩ, 02 Đại học. Trong những năm gần đây khoa đã gặt hái được nhiều thành công trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thi thiết bị đào tạo tự làm, thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Ngoài ra, khoa còn có 05 giảng viên kiểm giảng có trình độ từ thạc sỹ trở lên.

* Chức năng, nhiệm vụ chung của khoa:

- Tham mưu cho Ban giám hiệu và phòng Tổ chức hành chính về: Đề bạt bổ nhiệm, điều động, luân chuyền cán bộ giáo viên cho phù hợp với chuyên môn và năng lực công tác.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch đào tạo hàng năm.

- Đào tạo cán bộ khoa học có trình độ trung cấp và cao đẳng các ngành/nghề thuôc lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng và địa chính...

- Đào tạo công nhân kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp.

- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHKT.

- Triển khai việc thực hiện kế hoạch giảng dạy các chuyên nghành do khoa đảm nhiệm và tham gia các chương trình đào tạo thuộc chương trình đào tạo khác của nhà trường.

- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển chiến lược của khoa và nhà trường.

- Cụ thể hóa mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của  nhà trường cho từng chuyên ngành trong khoa

- Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo của các chuyên ngành thuộc khoa.

- Xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ, đăng ký và triển khai đề tài KHCN các cấp; chuyển giao khoa học công nghệ.

- Quản lý cán bộ, giảng viên của khoa theo phân cấp của hiệu trưởng.

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển đội ngũ giảng viên kế cận.

- Phối hợp đánh giá công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giáo viên nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy.

* Các ngành nghề Đào tạo:

TT

Trình độ cao đẳng

Trình độ trung cấp

1

- Lâm nghiệp

- Lâm sinh

2

- Lâm sinh

- Quản lý tài nguyên rừng

3

- Quản lý tài nguyên rừng

- Quản lý đất đai

4

- Quản lý đất đai

 

 

Năm 2020 ngành/nghề Lâm sinh của khoa Lâm nghiệp – Địa chính được Bộ LĐTB & XH công nhận là ngành/ nghề trọng điểm quốc gia của trường Cao đẳng Sơn La, được nhà nước cấp vốn đầu tư đầy đủ máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, đồ dùng hiện đại phục vụ đào tạo, thực hành, thực tập, thí nghiệm; từng bước hướng tới ngành/nghề trọng điểm, tiên tiến của khu vực và thế giới.

Trong những năm qua, khoa Lâm nghiệp – Địa chính đã có nhiều cố gắng cùng với nhà trường trong các lĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, góp phần phục vụ sự phát triển nền kinh tế Nông Lâm nghiệp cho tỉnh Sơn la nói riêng và các tỉnh phí Bắc nước CHDCND Lào. Tính đến nay khoa đã đào tạo được khoảng hơn 10.000 học viên, trong đó có khoảng 60 % học viên sau khi ra trường đã có việc làm ổn và chủ yếu là phục vụ cho các cơ quan liên quan đến ngành như: Các hạt Kiểm lâm, các công ty Lâm nghiệp, Hợp tác xã, các trung tâm khuyến Nông lâm, cán bộ xã và các cơ quan ban ngành khác. Nhiều học viên đã trưởng thành từ khoa Lâm nghiệp – Địa chính của nhà trường và đã hoặc đang giữ các cương vị chủ chốt trong các cơ quan, ban ngành trong và ngoài tỉnh.

Cơ hội việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp có nhiều sự lựa chọn: có thể làm việc tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm khuyến nông tỉnh; Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, các hạt kiểm lâm, các trung tâm dịch vụ nông lâm nghiệp; cán bộ nông lâm xã; các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp; các Hợp tác xã nông lâm nghiệp; các trung tâm sản xuất giống cây trồng… ngoài ra cũng có thể tự xây dựng các trang trại, tự tạo việc làm tại hộ gia đình trong lĩnh vực sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng…Có cơ hội học nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ ở cấp độ cao hơn.

* Hợp tác đào tạo:

          Liên kết với các trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp đào tạo liên thông trình độ trung cấp, cáo đẳng lên đại học.

          Liên kết với các sở, ngành đào tạo các lớp ngắn hạn cho lao động nông thôn.