1. Tên nghề/ngành: Quản lý tài nguyên rừng

2. Trình độ: Cao đẳng. Khối lượng: 90 Tín chỉ. Thời gian đào tạo 36 tháng.

3. Những năng lực chính người học được hình thành trong quá trình đào tạo

Thực hiện các công tác quy hoạch, điều tra, theo dõi và phát triển nguồn tài nguyên rừng phục vụ cho công tác bảo vệ phát triển tài nguyên rừng; quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; các biện pháp kỹ thuật về quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh rừng; các biện pháp trồng, chăm sóc rừng; khai thác, chế biến lâm sản; thực hiện kiểm tra công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; theo dõi, giám sát công tác trồng và chăm sóc rừng; kiểm tra giám sát việc thực hiện các công trình, biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng; kiểm tra việc thực hiện công tác sử dụng đất lâm nghiệp cho từng địa phương; thực hiện công tác bảo tồn và phát triển rừng; bảo tồn nguồn gen; bảo tồn các loài quý hiếm; bảo tồn và lưu giữ các nguồn giống có giá trị; Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; tham mưu cho cấp trên công tác quy hoạch phát triển tài nguyên rừng; công tác bảo vệ tài nguyên rừng; công tác bảo tồn động thực vật rừng; hướng dẫn cho người dân xây dựng và phát triển nghề rừng; thiết kế các mô hình trồng, chăm sóc rừng; các công trình lâm sinh; xây dựng cắm mốc ranh giới các loại rừng; Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Quan_ly_tai_nguyen_rung.jpg

Sinh viên được hướng dẫn kỹ năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp

4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường

- Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Bảo vệ rừng chuyên trách trong các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp.

- Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và môi trường các cấp, như Kiểm Lâm, Tài nguyên Môi trường,…

- Các doanh nghiệp nhà nước như công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh…

- Các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp tư nhân về nông lâm nghiệp, cảnh quan đô thị…

- Các tổ chức phi chính phủ như WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI…

- Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường trung cấp, trung tâm nghiên cứu có giảng dạy và nghiên cứu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

5. Tìm hiểu thêm thông tin tại: http://cdsonla.edu.vn/klndc/; Liên hệ với Thầy Nguyễn Văn Đại số điện thoại 0977.427.847 hoặc Cô Bùi Thị Thanh số điện thoại 0968.993.189.