1. Tên nghề/ngành: Lâm sinh

Lâm sinh là ngành, nghề thực hiện các công việc kỹ thuật lâm sinh, đáp ứng yêu cầu bậc 4 (đối với trình độ Trung cấp), bậc 5 (đối với trình độ Cao đẳng) trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề lâm sinh có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chính sau: Sản xuất vườn ươm; thiết kế trồng rừng; trồng, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng; thiết kế khai thác, tổ chức và thực hiện khai thác rừng, ngoài ra còn tham gia công tác khuyến nông, kinh doanh sản xuất nông lâm nghiệp.

2. Những năng lực chính người học được hình thành trong quá trình đào tạo

- Tuyên truyền, phổ biến được kiến thức chung về chính sách, pháp luật liên quan đến lâm sinh;

- Xây dựng được kế hoạch sản xuất, trồng và khai thác rừng phù hợp với từng loại cây trồng và thị trường tiêu thụ;

- Tính được các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về trồng rừng và khai thác rừng;

- Đọc được hồ sơ thiết kế trồng, khai thác và thực hiện được công việc trồng và khai thác rừng đảm bảo hiệu quả;

- Xác định được sai phạm, xử lý sai phạm trong trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, phát triển rừng;

- Thực hiện được quy trình lập hồ sơ thiết kế trồng rừng và khai thác rừng;

- Xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện sản xuất giống cây trồng, trồng rừng và khai thác rừng;

- Thực hiện được các bước sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

- Sử dụng thành thạo thiết bị, công cụ phục vụ thiết kế trồng rừng và khai thác rừng;

- Thực hiện được quy trình khai thác rừng;

- Nghiệm thu, đánh giá được kết quả trồng, chăm sóc và khai thác rừng;

- Lập biên bản sai phạm, xử lý được sai phạm trong trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, phát triển rừng;

- Tổng hợp được thông tin, viết và trình bày báo cáo;

- Tổ chức thực hiện đào tạo tập huấn, chuyển giao kiến thức cho nông dân; tư vấn, dịch vụ nông lâm nghiệp;

- Đánh giá, lập kế hoạch phát triển nông thôn;

- Thực hiện được mô hình sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp.

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

3. Điều kiện đảm bảo đào tạo

Có đội ngũ giảng viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật với 01 giảng viên có trình độ Tiến sĩ, 08 giảng viên có trình độ Thạc sĩ, 02 giảng viên trình độ Đại học.

Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập (vườn ươm sản xuất cây giống với diện tích 857m2 , khu Lâm viên với diện tích hơn 20ha đa dạng các loài thực vật, động vật, kết nối với 06 doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Sơn La); Cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo. Có đủ thiết bị đào tạo của ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Có thư viện với các phần mềm và trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng của các mô đun, tín chỉ, học phần, môn học, các tài liệu liên quan đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.

4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường

– Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện…với vai trò là cán bộ lãnh đạo đơn vị, chuyên viên hay cố vấn kỹ thuật về lâm nghiệp;

– Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp: Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên) và Công ty sản xuất giống cây lâm nghiệp;

– Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nông lâm nghiệp cấp tỉnh, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh, Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện, Viện/Phân Viện điều tra quy hoạch rừng…;

– Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu: Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Viện Khoa học Lâm nghiệp/Nông nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện tài nguyên sinh vật…;

– Công chức phường xã: Cán bộ lãnh đạo đơn vị, cán phụ trách lâm nghiệp xã/phường;

– Các Chương trình, Dự án trong nước và quốc tế về: Trồng phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sinh kế và phát triển nông thôn. Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Quốc tế (LNGOs và INGOs).

5. Tổ hợp xét tuyển: B00: Toán, Hóa học, Sinh học.

6. Tìm hiểu thêm thông tin tại: http://cdsonla.edu.vn/klndc/; Liên hệ với Thầy Nguyễn Văn Đại số điện thoại 0977.427.847 hoặc Cô Bùi Thị Thanh số điện thoại 0968.993.189.

Lam_sinh_4.jpg

Thực hành, thực tập ngành/nghề Lâm sinh