THẢO LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 TỚI NỀN KINH TẾ,CHÍNH TRỊ, QP -AN

TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

        Thực hiện theo kế hoạch chuyên môn của tổ bộ môn GDQP-AN theo định kỳ mỗi tháng tổ bộ môn đều có phiên họp chuyên môn để đánh giá các hoạt động chuyên môn trong tháng , triển khai các hoạt động trong tháng tới và mỗi tháng đều có sinh hoạt theo chuyên đề cụ thể khác nhau

       Trong tháng 9 với chuyên đề : “Thảo luận về ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 với nền kinh tế chính trị, QPAN trong tình hiện nay

       Chuyên đề được đồng chí Lương Văn Sơn –Trưởng bộ môn GDQP-AN trình bày đã nêu bật được những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 với nền kinh tế chính trị, QPAN trong tình hiện nay” chuyên đề nhấn mạnh:

        - Qua 35 năm đổi mới (1986 - 2020), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức dương, có nhiều năm tăng trưởng đạt mức cao trên dưới 8%; tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống 11,3% năm 2009 và chưa đến 4% vào năm 2019; thu nhập người dân được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân nâng cao. Tuy nhiên, trong hơn 3 thập niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nhiều lần chịu tác động bởi các cú sốc bên ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và cú sốc dịch tễ vào năm 2020. Khác với 2 cú sốc trước là về tài chính - tiền tệ, cú sốc COVID-19 lần này chưa từng có tiền lệ, tác động mạnh mẽ lên nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

        - Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, nhưng thể hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu. Đối với yếu tố cầu, dịch bệnh COVID-19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

          - COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà nước nhanh chóng thực hiện các giải pháp mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế. Các giải pháp đã chứng tỏ thành công bước đầu khi khống chế được dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch cũng đang bắt đầu trên con đường khởi sắc trở lại .

     - Dịch COVID-19 cũng tác động rất lớn tới lĩnh vực QPAN, trực tiếp đến việc triển khai kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị ở các cấp. Nội dung giáo dục chính trị, kế hoạch tuyên truyền phải điều chỉnh, bổ sung. Công tác tổ chức đại hội đảng bộ cấp cơ sở cũng phải tạm lùi thời gian để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Lợi dụng tình hình dịch bệnh, các thế lực thù địch tiếp tục xuyên tạc, chống phá trên mặt trận văn hóa tư tưởng, trên không gian mạng...

      - Đối với công tác hậu cần, việc mua sắm, tạo nguồn vật chất hậu cần gặp nhiều khó khăn, nhất là khai thác lương thực thực phẩm của các đơn vị trong vùng có dịch. Quân đội phải huy động một phần lượng dự trữ vật chất để bảo đảm cho phòng, chống dịch. Công tác nuôi dưỡng bộ đội phải điều chỉnh, triển khai các biện pháp để tránh yếu tố lây nhiễm. Ngoài nhiệm vụ bảo đảm cho bộ đội, các cơ quan, đơn vị còn phải bảo đảm cho các đối tượng cách ly với số lượng lớn.

      - Lực lượng quân y phải tập trung lực lượng, trang bị, phương tiện, vật tư y tế, thuốc, hóa chất cho nhiệm vụ phòng, chống dịch với việc dàn trải từ tuyến đầu như ở cửa khẩu biên giới, đường mòn lối mở... đến các điểm cách ly tập trung, với thời gian dài, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của đội ngũ y, bác sỹ và chất lượng chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho bộ đội tại đơn vị. Tại các các bệnh viện quân y, công tác tạo nguồn thuốc, trang thiết bị vật tư y tế khó khăn do nhu cầu tăng cao, nguồn cung ứng của thị trường khan hiếm...

           Nhìn chung, ảnh hưởng đại dịch COVID-19 tới toàn bộ các mặt đời sống Kinh tế, xã hội, ANQP đối với nước ta. Đứng trước những khó khăn thách thức đó dưới sự lãnh đạo đúng đắn và kịp thời của Đảng và các giải pháp của chính phủ bước đầu chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh, nhiều địa phương đã quay trở lại trạng thái bình thường