Language Switcher

Giờ giảng của cô Vũ Thị Bích – Ngành Kỹ thuật điện - Điện tử

Thực hiện Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 28/5/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trường Cao đẳng Sơn La hiện đang phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La và Trung tâm GDTX các huyện thực hiện chương trình đào tạo vừa học văn hóa bậc THPT vừa học trung cấp nghề.

Trường Cao đẳng Sơn La đang có 15 ngành đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp gồm: Kế toán Doanh nghiệp, Nghiệp vụ bán hàng, Tin học ứng dụng, Điện - nước, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Quản lý đất đai, Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Bảo vệ môi trường đô thị, Văn thư hành chính, Pháp luật về QLHC công, Công tác xã hội, Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị khách sạn, Lâm sinh, Chăn nuôi – Thú y. Trường được thành lập năm 1963, là một đơn vị sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp công lập đã hình thành và phát triển gần 60 năm. Tầm nhìn nhà trường trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực, của đất nước, của tỉnh Sơn La và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Ngay từ khi nhập học tại Trường Cao đẳng Sơn La, học sinh đã được hưởng các ưu đãi:

1. Đối với học sinh tốt nghiệp THCS các em sẽ được miễn phí hoàn toàn học phí học nghề.

2. Được hưởng học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với người học là người dân tộc thiểu số với mức: 140.000đ/người/tháng (hưởng 12 tháng/năm).

3. Người học được hưởng chế độ nội trú nếu thuộc các đối tượng sau:

3.1. Người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo; cận nghèo; người khuyết tật hoặc người học là người dân tộc La Ha sẽ được hưởng mức tiền là: 1.490.000đ/người/tháng (hưởng 12 tháng/năm).

3.2. Người học tốt nghiệp các trường Phổ thông dân tộc nội trú; người học người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới sẽ được hưởng mức tiền là: 1.192.000đ/người/tháng (hưởng 12 tháng/năm).

3.3. Người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo; cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới sẽ được hưởng mức tiền là: 894.000đ/người/tháng (hưởng 12 tháng/năm).

Ngoài ra, người học có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Sơn La được hưởng hỗ trợ của tỉnh như sau:

4. Khuyến khích 01 lần 1.000.000đ/người cho người học học trung cấp; 2.000.000đ/người cho người học học cao đẳng là người dân tộc Mông, Dao, Khơ Mú, La Ha, Kháng, Xinh Mun, Lào; con liệt sỹ; con thương binh hạng 1/4 (nếu là học sinh nữ được hưởng thêm 1.000.000đ).

5. Người học không thuộc diện được hưởng chế độ hỗ trợ trong mục 3.1, 3.2, 3.3 ở trên thì được tỉnh hỗ trợ cụ thể như sau:

5.1. Là người dân tộc thiểu số được hưởng 447.000đ/tháng (hưởng 11 tháng/năm)

5.2. Người học có hộ khẩu thường trú tại các xã, bản thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hoặc là người dân tộc Mông, Dao, Kháng, Khơ Mú, Sinh Mun, Lào được hưởng 596.000đ/tháng (hưởng 11 tháng/năm).

Giờ giảng của thầy  Nguyễn Văn Long – Ngành Trồng cây ăn quả

Giờ giảng văn hóa của cô Vương Thị Thúy – Tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Sốp Cộp

Giờ giảng của cô Đinh Thị Quỳnh Anh – Ngành Hướng dẫn du lịch

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, nông lâm nghiệp nước ta hiện nay, nhu cầu về nhân lực có tay nghề cao, được đào tạo bài bản ngày càng tăng lên. Doanh nghiệp và các đơn vị tuyển dụng cán bộ, viên chức người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và độc lập… có thể làm việc trực tiếp hơn là bằng cấp. Mà yêu cầu nguồn lao động này của các doanh nghiệp được đáp ứng thỏa mãn từ học trung cấp nghề, bởi nhóm nhân viên này thường có khả năng hòa nhập công việc nhanh. Nhà tuyển dụng không phải tốn thêm thời gian và chi phí đào tạo lại. Đáp ứng yêu cầu đó, trong thời gian học nghề tại trường Cao đẳng Sơn La ở 2 trình độ (trung cấp và cao đẳng) học sinh, sinh viên sẽ được thực hành, thực tập với khối lượng từ 70-75% số giờ, đảm bảo được kỹ năng nghề nghiệp của HSSV đủ để phục vụ yêu cầu công việc.

Nhà trường luôn quan tâm kết nối doanh nghiệp và các hợp tác xã trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. HSSV đi làm ngay sau khi tốt nghiệp tại trường rất lớn và số còn lại tiếp tục học liên thông lên Cao đẳng, Đại học, con số này cũng chứng minh cho việc học sinh tốt nghiệp THCS hoàn toàn phù hợp với hình thức học song song Văn hóa – Nghề nghiệp.

Công Tiệp - Phòng QT-TB

Newsletter

Make sure you dont miss interesting happenings by joining our newsletter program.